Latest topics
Most Viewed Topics
Keywords
Thống Kê
Hiện có 92 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 92 Khách viếng thăm :: 1 BotKhông
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 313 người, vào ngày Fri Dec 14, 2018 6:55 am
Top posting users this month
No user |
"Nhà có điều kiện" thì đừng bao giờ mua nhà tái định cư
Trang 1 trong tổng số 1 trang
"Nhà có điều kiện" thì đừng bao giờ mua nhà tái định cư
Hiện nay trong nhiều khu tái định cư có kết cấu hạ tầng mới, hiện đại ở Hà Nội mặc dù người dân đã chuyển vào sinh sống nhưng những nếp sống, thói quen cũ vẫn không thay đổi.
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có nhiều khu tái định cư được xây dựng phục vụ cho việc di dân và giải phóng mặt bằng của Thành phố. Một số khu tái định cư đã được đi vào hoạt động một vài năm nay, người dân về sinh sống ở nơi ở mới, khu tái định cư có kết cấu hạ tầng mới, hiện đại nhưng qua quan sát các khu tái định cư vấn rất dễ dàng bắt gặp người dân tái hiện nếp sống cũ, lối sống trước khi họ về sống tại khu tái định cư.
Đến các khu tái định cư như Trung Hòa Nhân Chính, Nam Trung Yên, Vĩnh Phúc, Dịch Vọng vào thời điểm này không khó nhận thấy cảnh ồn ào, nhộn nhịp của buổi chợ, ngổn ngang, bề bộn của bãi rác, đồ đạc cũ và các dãy hàng ăn, quán nước đông khách qua lại. Dường như đây là không gian của một khu tập thể nhưng năm 70-80 thì đúng hơn là khu tái định cư kiểu mới, kết cấu hạ tầng hiện đại.
Như tại khu tái định cư Trung Hòa Nhân Chính ở quận Thanh Xuân, khu tái định cư này chính thức đi vào hoạt động năm 2007, nhưng khi đến giờ, cuộc sóng của người dân vẫn còn bề bộn. Cảnh họp chợ, các dãy hàng nước, quán ăn, bãi để xe liên tiếp mọc trong khu tái định cư không những mất trật tự công cộng mà còn gây khó khăn cho việc giao thông đi lại trong khu tái định cư.
Một người bán hàng ở chợ nhỏ trong khu TĐC Trung Hòa Nhân Chính cho biết: “Chợ này họp lâu rồi, tự phát thôi, từ khi dân họ chuyển về đây sống thì chợ với hàng quán cũng mở để phục vụ nhu cầu mua bán của người dân”, được hỏi về việc ban quản lí khu tái định cư có thu lệ phí ở chợ thì một người bán hàng trả lời, “Chợ nhỏ mà nhiều mặt hàng, nhiều người bán nên quản lí chung cư phải thu lí rồi, nhưng họ thu mỗi háng một lần và không thấy cấm họp chợ gì cả, ai có mặt hàng nào bán thì tìm chỗ ngồi trong khu cung cư này ngồi bán thôi, dân họ có mua thì mình mới bán được chứ”.
Việc buôn bán nhộn nhịp và các quán ăn, quán nước mọc lên nhiều khiến khuôn viên, vỉa hè của khu tái định cư Trung Hòa Nhân Chính mất đi vẻ sạch sẽ, thoáng mát mà thay vào đó là việc thu hẹp diện tích đường,vỉa hè, khuôn viên chung cư làm mất vẻ đẹp của mỹ quan đô thị.
Họp chợ là thói quen từ lâu của người dân nhưng với việc sống trong một khu tái định cư mới và hiện đại thì đây quả là điều đối nghịch, một người dân trong khu TĐC Trung Hòa Nhân Chính nói: “Tôi về đây sống từ năm 2007, thấy chợ họp thì mình đi mua, hồi trước ở chỗ cũ tôi cũng toàn đi chợ gần nhà thôi, ở đây cũng có siêu thị nhưng tôi thích đi chợ mua hơn, nhiều hàng mình thoải mái lựa chọn”.
Việc vẫn giữ thói quen đi chợ đó của người dân trong khu tái định cư đã tạo điều kiện để việc họp chợ, mở quán hàng ngay trong khu chung cư càng thêm nhân rộng.
Tại khu tái định cư Nam Trung Yên thuộc quận Cầu Giấy, đây là khu tái định cư thuộc vào loại lớn và hiện đại nhất của Tp Hà Nội, được đi vào hoạt động năm 2006, nhưng hiện nay bên cạnh cơ sở hạ tầng của khu TĐC đã có hiện tượng xuống cấp, hư hỏng như tường, trần bong tróc, ngấm dột, nền bị lún, nút, thì không gian sống của người dân trong khu TĐC vẫn còn mang đậm hơi hướng của cuộc sống ở các khu tập thể trước đây.
Dạo quanh khu TĐC Nam Trung Yên có thể dễ dàng tìm ngay quán nước, quán phở, chợ nhỏ bán rau quả, thậm chí còn có một số hộ dân mang cả gia cầm vào nuôi tại khu tái cư. Rác thải và phế liệu xây dựngc cũng “được” bày ngổn ngang tại khu tái định cư.
Một người bán hàng phở trong khuôn viên của khu TĐC Nam Trung Yên cho biết: “Tôi bán phở ở đây lâu rồi, từ khi mới chuyển về sống ở khu TĐC, trước đây khi sống ở chỗ cũ tôi bán ở chợ, giờ về đây cũng tiếp tục bán, hơn nữa bán ở đây không phải mất tiền thuê mặt bằng nên tiện lắm, bán phục vụ cho dân trong khu TĐC là chủ yếu”. Cũng theo người bán hàng này thì “Đây là nghề nghiệp mưu sinh nên phải tiếp tục mở bán, không phải thủ tục rườm rà xin phép ban quản lí, mình thích và người dân có nhu cầu thì mình mở bán thôi”.
Lý giải về việc tại sao mở quán sá kinh doanh trong khu tái định cư, một người bán nước ngay tầng 1 chung cư cho biết “Ở nhà chẳng có việc gì làm nên mở quán nước bán vừa kiếm thêm ít thu nhập, vừa phục vụ dân sống ở đây”.
Không những thế, một số hộ dân ở khu Nam Trung yên còn mở hàng phở ngay trong căn hộ của mình, và cũng với quan điểm “bán phục vụ dân sống ở đây là chính”, và “không cấm nên mình cư bán thôi”, thậm chí nhiều hộ còn sử dùng than tổ ong để nấu nướng nên không khí trong khu nhà không được trong lành và độc hại.
Khu TĐC Nam Trung Yên là chỗ ở của các hộ dân di chuyển từ đường Kim Liên về, và phải chăng không khí tấp nập, nhộn nhịp của chợ Kim Liên vẫn còn được người dân níu giữ khi về nơi ở mới.
Cũng tình trạng tương tự như ở khu TĐC Trung Hòa Nhân Chính và khu Nam Trung Yên thì khu TĐC Dịch Vọng, quận Cầu Giấy và khu TĐC Vĩnh Phúc, quận Ba Đình cũng tấp nập, nhộn nhịp bởi không khí của buổi chợ, các quán hàng và người dân trong khu TĐC liên tiếp cơi nới diện tích căn hộ. Người dân đã tận dụng những khoảng trống trong khuôn viên của khu TĐC để làm nơi để xe, chỗ phơi quần áo, chỗ thu gom rác thải...
Người dân đã quá bình thường hóa không gian sống trong khu TĐC, họ tận dụng những khoảng trống như khuôn viên, vỉa hè của khu nhà để kinh doanh, để phục vụ mục đích riêng của cá nhân...Sống trong khu TĐC nhưng các hộ dân vẫn duy trì và tái diễn cuộc sống cũ trước đây của họ dường như họ chưa tận hưởng được cuộc sống mới tại khu TĐC một cách trọn vẹn khi mà các khu TĐC mới giờ trông nhếch nhác và bừa bộn hơn nhiều so với cảnh sống trước đây của họ ở chỗ cũ.
Theo http://landtoday.net/vn/tintuc/40511/tai-dinh-cu-nhu-tai-tap-the-cu.aspx
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có nhiều khu tái định cư được xây dựng phục vụ cho việc di dân và giải phóng mặt bằng của Thành phố. Một số khu tái định cư đã được đi vào hoạt động một vài năm nay, người dân về sinh sống ở nơi ở mới, khu tái định cư có kết cấu hạ tầng mới, hiện đại nhưng qua quan sát các khu tái định cư vấn rất dễ dàng bắt gặp người dân tái hiện nếp sống cũ, lối sống trước khi họ về sống tại khu tái định cư.
Đến các khu tái định cư như Trung Hòa Nhân Chính, Nam Trung Yên, Vĩnh Phúc, Dịch Vọng vào thời điểm này không khó nhận thấy cảnh ồn ào, nhộn nhịp của buổi chợ, ngổn ngang, bề bộn của bãi rác, đồ đạc cũ và các dãy hàng ăn, quán nước đông khách qua lại. Dường như đây là không gian của một khu tập thể nhưng năm 70-80 thì đúng hơn là khu tái định cư kiểu mới, kết cấu hạ tầng hiện đại.
Như tại khu tái định cư Trung Hòa Nhân Chính ở quận Thanh Xuân, khu tái định cư này chính thức đi vào hoạt động năm 2007, nhưng khi đến giờ, cuộc sóng của người dân vẫn còn bề bộn. Cảnh họp chợ, các dãy hàng nước, quán ăn, bãi để xe liên tiếp mọc trong khu tái định cư không những mất trật tự công cộng mà còn gây khó khăn cho việc giao thông đi lại trong khu tái định cư.
Một người bán hàng ở chợ nhỏ trong khu TĐC Trung Hòa Nhân Chính cho biết: “Chợ này họp lâu rồi, tự phát thôi, từ khi dân họ chuyển về đây sống thì chợ với hàng quán cũng mở để phục vụ nhu cầu mua bán của người dân”, được hỏi về việc ban quản lí khu tái định cư có thu lệ phí ở chợ thì một người bán hàng trả lời, “Chợ nhỏ mà nhiều mặt hàng, nhiều người bán nên quản lí chung cư phải thu lí rồi, nhưng họ thu mỗi háng một lần và không thấy cấm họp chợ gì cả, ai có mặt hàng nào bán thì tìm chỗ ngồi trong khu cung cư này ngồi bán thôi, dân họ có mua thì mình mới bán được chứ”.
Việc buôn bán nhộn nhịp và các quán ăn, quán nước mọc lên nhiều khiến khuôn viên, vỉa hè của khu tái định cư Trung Hòa Nhân Chính mất đi vẻ sạch sẽ, thoáng mát mà thay vào đó là việc thu hẹp diện tích đường,vỉa hè, khuôn viên chung cư làm mất vẻ đẹp của mỹ quan đô thị.
Họp chợ là thói quen từ lâu của người dân nhưng với việc sống trong một khu tái định cư mới và hiện đại thì đây quả là điều đối nghịch, một người dân trong khu TĐC Trung Hòa Nhân Chính nói: “Tôi về đây sống từ năm 2007, thấy chợ họp thì mình đi mua, hồi trước ở chỗ cũ tôi cũng toàn đi chợ gần nhà thôi, ở đây cũng có siêu thị nhưng tôi thích đi chợ mua hơn, nhiều hàng mình thoải mái lựa chọn”.
Việc vẫn giữ thói quen đi chợ đó của người dân trong khu tái định cư đã tạo điều kiện để việc họp chợ, mở quán hàng ngay trong khu chung cư càng thêm nhân rộng.
Tại khu tái định cư Nam Trung Yên thuộc quận Cầu Giấy, đây là khu tái định cư thuộc vào loại lớn và hiện đại nhất của Tp Hà Nội, được đi vào hoạt động năm 2006, nhưng hiện nay bên cạnh cơ sở hạ tầng của khu TĐC đã có hiện tượng xuống cấp, hư hỏng như tường, trần bong tróc, ngấm dột, nền bị lún, nút, thì không gian sống của người dân trong khu TĐC vẫn còn mang đậm hơi hướng của cuộc sống ở các khu tập thể trước đây.
Dạo quanh khu TĐC Nam Trung Yên có thể dễ dàng tìm ngay quán nước, quán phở, chợ nhỏ bán rau quả, thậm chí còn có một số hộ dân mang cả gia cầm vào nuôi tại khu tái cư. Rác thải và phế liệu xây dựngc cũng “được” bày ngổn ngang tại khu tái định cư.
Một người bán hàng phở trong khuôn viên của khu TĐC Nam Trung Yên cho biết: “Tôi bán phở ở đây lâu rồi, từ khi mới chuyển về sống ở khu TĐC, trước đây khi sống ở chỗ cũ tôi bán ở chợ, giờ về đây cũng tiếp tục bán, hơn nữa bán ở đây không phải mất tiền thuê mặt bằng nên tiện lắm, bán phục vụ cho dân trong khu TĐC là chủ yếu”. Cũng theo người bán hàng này thì “Đây là nghề nghiệp mưu sinh nên phải tiếp tục mở bán, không phải thủ tục rườm rà xin phép ban quản lí, mình thích và người dân có nhu cầu thì mình mở bán thôi”.
Lý giải về việc tại sao mở quán sá kinh doanh trong khu tái định cư, một người bán nước ngay tầng 1 chung cư cho biết “Ở nhà chẳng có việc gì làm nên mở quán nước bán vừa kiếm thêm ít thu nhập, vừa phục vụ dân sống ở đây”.
Không những thế, một số hộ dân ở khu Nam Trung yên còn mở hàng phở ngay trong căn hộ của mình, và cũng với quan điểm “bán phục vụ dân sống ở đây là chính”, và “không cấm nên mình cư bán thôi”, thậm chí nhiều hộ còn sử dùng than tổ ong để nấu nướng nên không khí trong khu nhà không được trong lành và độc hại.
Khu TĐC Nam Trung Yên là chỗ ở của các hộ dân di chuyển từ đường Kim Liên về, và phải chăng không khí tấp nập, nhộn nhịp của chợ Kim Liên vẫn còn được người dân níu giữ khi về nơi ở mới.
Cũng tình trạng tương tự như ở khu TĐC Trung Hòa Nhân Chính và khu Nam Trung Yên thì khu TĐC Dịch Vọng, quận Cầu Giấy và khu TĐC Vĩnh Phúc, quận Ba Đình cũng tấp nập, nhộn nhịp bởi không khí của buổi chợ, các quán hàng và người dân trong khu TĐC liên tiếp cơi nới diện tích căn hộ. Người dân đã tận dụng những khoảng trống trong khuôn viên của khu TĐC để làm nơi để xe, chỗ phơi quần áo, chỗ thu gom rác thải...
Người dân đã quá bình thường hóa không gian sống trong khu TĐC, họ tận dụng những khoảng trống như khuôn viên, vỉa hè của khu nhà để kinh doanh, để phục vụ mục đích riêng của cá nhân...Sống trong khu TĐC nhưng các hộ dân vẫn duy trì và tái diễn cuộc sống cũ trước đây của họ dường như họ chưa tận hưởng được cuộc sống mới tại khu TĐC một cách trọn vẹn khi mà các khu TĐC mới giờ trông nhếch nhác và bừa bộn hơn nhiều so với cảnh sống trước đây của họ ở chỗ cũ.
Theo http://landtoday.net/vn/tintuc/40511/tai-dinh-cu-nhu-tai-tap-the-cu.aspx
admin- Admin
- Tổng số bài gửi : 1463
Join date : 18/11/2010
Age : 51
Đến từ : Hà nội
Nhà tái định cư phải chăng là 1 dạng "nhà ổ chuột" kiểu mới
Trong khi quỹ nhà ở tái định cư cho những hộ dân bị giải tỏa trên địa bàn TP.HCM chỉ đáp ứng được 30% thì ngay bản thân những gia đình “may mắn được nhận căn hộ” cũng bức bối muốn bỏ đi vì không được quan tâm.
Gia đình chị Trần Thị Hoa bị ảnh hưởng bởi dự án Tân Hóa - Lò Gốm và được đưa về tái định cư (TĐC) ở khu Vĩnh Lộc B (H.Bình Chánh) hơn 1 năm. Nhưng hôm chúng tôi ghé thăm, hộ khẩu nhà chị vẫn còn ở P.3, Q.11. Việc chứng nhận giấy tờ, kể cả lĩnh tiền trợ cấp và thuốc chữa bệnh cho mẹ già... chị Hoa đều phải về lại Q.11.
Xuống cấp nhanh, thiếu đường vào...
Mặc dù có quy mô lớn, phục vụ cho những hộ dân bị giải tỏa bởi các dự án trọng điểm của TP nhưng khu TĐC Vĩnh Lộc B mới đưa vào sử dụng khoảng 1 năm đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, đường dẫn vào khu chung cư bị băm nát, chưa có chợ, bệnh viện...
Tình trạng xuống cấp cũng diễn ra mấy năm nay tại khu TĐC Lý Chiêu Hoàng (Q.Bình Tân). Ông Trần Cường, Tổ trưởng lô A, KP.5, P.An Lạc cho biết, một số cửa sổ bị rơi bể, tầng trên cùng có nhiều hộ dân bị thấm dột, nền đất xung quanh sụt lún, có nơi lún đến 30 cm. Người dân đã yêu cầu chủ đầu tư sửa chữa nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. “Khổ nhất là 6 hồ chứa nước sạch sinh hoạt của chung cư bị thủng đáy, nước bẩn ở ngoài tràn vào khiến nước đục thường xuyên. Khu TĐC đã đưa vào sử dụng từ năm 2006 đến nay mà người dân vẫn chưa nhận được giấy chủ quyền nhà”, ông Cường cho hay.
Tại khu chung cư TĐC Bắc Rạch Chiếc (Q.9) còn thê thảm hơn khi đã khánh thành hơn 4 năm nay nhưng hiện chỉ lèo tèo một vài hộ dân sinh sống. Khung cảnh trông rất hoang tàn với rác bẩn, mạng nhện giăng khắp nơi. Nhiều hạng mục: cửa sổ, lan can, nền... đã xuống cấp. Một hộ dân TĐC tại chung cư này cho hay, người dân có suất TĐC không ai chịu vào ở do đến nay đường dẫn vào không có, chỉ là những con đường mòn tạm bợ, xuống cấp.
Tại các chung cư như: Tân Mỹ (Q.7), Thạnh Mỹ Lợi (Q.2), Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh)... hầu hết người dân TĐC đã sang nhượng lại để tản đi nơi khác vì ở chung cư họ không thể có công việc phù hợp để mưu sinh.
Quỹ nhà tái định cư chỉ đáp ứng 30%
Tại buổi giám sát của HĐND TP.HCM về tình hình TĐC trên địa bàn TP hôm qua, Sở Xây dựng đưa ra cảnh báo: trong những năm tới, quỹ nhà TĐC các dự án trọng điểm sẽ bị động và thiếu so với kế hoạch, dẫn đến việc phát sinh khiếu kiện kéo dài và tạm cư dài hạn.
Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, qua thống kê từ các quận huyện, trong giai đoạn 2012 - 2020, trên địa bàn TP sẽ tiếp tục triển khai 154 dự án trọng điểm, ảnh hưởng đến hơn 63.000 hộ dân, trong đó dự kiến phải TĐC cho gần 29.000 hộ. Riêng trong giai đoạn 2012 - 2015, có tới 14.655 hộ có nhu cầu TĐC, trong khi quỹ nhà, đất sẵn có chỉ có thể cân đối cho 4.482 hộ (chiếm 30%).
Theo Sở Xây dựng, từ năm 2009 UBND TP chỉ đạo ngưng tạm ứng ngân sách để mua lại quỹ nhà TĐC, mà phải sử dụng từ nguồn vốn bồi thường giải phóng mặt bằng của chính dự án trọng điểm để mua. Đây là chủ trương đúng nhằm khắc phục tình trạng vốn ngân sách TP phải chi 2 lần, đó là vừa chi cho công tác bồi thường, vừa chi mua nhà TĐC. Thế nhưng, trên thực tế tại các quận huyện, chủ trương này chưa tạo được sự chủ động trong việc chuẩn bị trước quỹ nhà TĐC. Nếu dùng tiền bồi thường mua quỹ nhà sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền chi trả cho các hộ dân không có nhu cầu nhận nhà TĐC. Bên cạnh đó, việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư quỹ nhà TĐC cũng gặp khó khăn vì các nhà đầu tư đều yêu cầu các quận huyện phải ký kết hợp đồng mua quỹ nhà trước khi thi công, trong khi đó dự án bồi thường chưa được lập và phê duyệt để có nguồn thanh toán.
“Di dời khu ổ chuột này qua khu ổ chuột khác”
Tại buổi làm việc với Sở Quy hoạch - Kiến trúc chiều cùng ngày, bà Thi Thị Tuyết Nhung, Phó ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP cho rằng có nhiều nơi người dân bị giải tỏa đưa vào khu dân cư mới phải xây nhà theo quy hoạch bài bản, vậy dân nghèo lấy đâu ra tiền để xây nên họ buộc phải bán suất TĐC đi nơi khác mua đất, cơi nới xây nhà trái phép. “Như vậy không khác gì chúng ta di dời khu ổ chuột này qua khu ổ chuột khác”, bà Nhung nói.
Theo http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120831/sau-giai-toa-nguoi-dan-bi-bo-roi.aspx
Gia đình chị Trần Thị Hoa bị ảnh hưởng bởi dự án Tân Hóa - Lò Gốm và được đưa về tái định cư (TĐC) ở khu Vĩnh Lộc B (H.Bình Chánh) hơn 1 năm. Nhưng hôm chúng tôi ghé thăm, hộ khẩu nhà chị vẫn còn ở P.3, Q.11. Việc chứng nhận giấy tờ, kể cả lĩnh tiền trợ cấp và thuốc chữa bệnh cho mẹ già... chị Hoa đều phải về lại Q.11.
Xuống cấp nhanh, thiếu đường vào...
Mặc dù có quy mô lớn, phục vụ cho những hộ dân bị giải tỏa bởi các dự án trọng điểm của TP nhưng khu TĐC Vĩnh Lộc B mới đưa vào sử dụng khoảng 1 năm đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, đường dẫn vào khu chung cư bị băm nát, chưa có chợ, bệnh viện...
Tình trạng xuống cấp cũng diễn ra mấy năm nay tại khu TĐC Lý Chiêu Hoàng (Q.Bình Tân). Ông Trần Cường, Tổ trưởng lô A, KP.5, P.An Lạc cho biết, một số cửa sổ bị rơi bể, tầng trên cùng có nhiều hộ dân bị thấm dột, nền đất xung quanh sụt lún, có nơi lún đến 30 cm. Người dân đã yêu cầu chủ đầu tư sửa chữa nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. “Khổ nhất là 6 hồ chứa nước sạch sinh hoạt của chung cư bị thủng đáy, nước bẩn ở ngoài tràn vào khiến nước đục thường xuyên. Khu TĐC đã đưa vào sử dụng từ năm 2006 đến nay mà người dân vẫn chưa nhận được giấy chủ quyền nhà”, ông Cường cho hay.
Tại khu chung cư TĐC Bắc Rạch Chiếc (Q.9) còn thê thảm hơn khi đã khánh thành hơn 4 năm nay nhưng hiện chỉ lèo tèo một vài hộ dân sinh sống. Khung cảnh trông rất hoang tàn với rác bẩn, mạng nhện giăng khắp nơi. Nhiều hạng mục: cửa sổ, lan can, nền... đã xuống cấp. Một hộ dân TĐC tại chung cư này cho hay, người dân có suất TĐC không ai chịu vào ở do đến nay đường dẫn vào không có, chỉ là những con đường mòn tạm bợ, xuống cấp.
Tại các chung cư như: Tân Mỹ (Q.7), Thạnh Mỹ Lợi (Q.2), Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh)... hầu hết người dân TĐC đã sang nhượng lại để tản đi nơi khác vì ở chung cư họ không thể có công việc phù hợp để mưu sinh.
Quỹ nhà tái định cư chỉ đáp ứng 30%
Tại buổi giám sát của HĐND TP.HCM về tình hình TĐC trên địa bàn TP hôm qua, Sở Xây dựng đưa ra cảnh báo: trong những năm tới, quỹ nhà TĐC các dự án trọng điểm sẽ bị động và thiếu so với kế hoạch, dẫn đến việc phát sinh khiếu kiện kéo dài và tạm cư dài hạn.
Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, qua thống kê từ các quận huyện, trong giai đoạn 2012 - 2020, trên địa bàn TP sẽ tiếp tục triển khai 154 dự án trọng điểm, ảnh hưởng đến hơn 63.000 hộ dân, trong đó dự kiến phải TĐC cho gần 29.000 hộ. Riêng trong giai đoạn 2012 - 2015, có tới 14.655 hộ có nhu cầu TĐC, trong khi quỹ nhà, đất sẵn có chỉ có thể cân đối cho 4.482 hộ (chiếm 30%).
Theo Sở Xây dựng, từ năm 2009 UBND TP chỉ đạo ngưng tạm ứng ngân sách để mua lại quỹ nhà TĐC, mà phải sử dụng từ nguồn vốn bồi thường giải phóng mặt bằng của chính dự án trọng điểm để mua. Đây là chủ trương đúng nhằm khắc phục tình trạng vốn ngân sách TP phải chi 2 lần, đó là vừa chi cho công tác bồi thường, vừa chi mua nhà TĐC. Thế nhưng, trên thực tế tại các quận huyện, chủ trương này chưa tạo được sự chủ động trong việc chuẩn bị trước quỹ nhà TĐC. Nếu dùng tiền bồi thường mua quỹ nhà sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền chi trả cho các hộ dân không có nhu cầu nhận nhà TĐC. Bên cạnh đó, việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư quỹ nhà TĐC cũng gặp khó khăn vì các nhà đầu tư đều yêu cầu các quận huyện phải ký kết hợp đồng mua quỹ nhà trước khi thi công, trong khi đó dự án bồi thường chưa được lập và phê duyệt để có nguồn thanh toán.
“Di dời khu ổ chuột này qua khu ổ chuột khác”
Tại buổi làm việc với Sở Quy hoạch - Kiến trúc chiều cùng ngày, bà Thi Thị Tuyết Nhung, Phó ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP cho rằng có nhiều nơi người dân bị giải tỏa đưa vào khu dân cư mới phải xây nhà theo quy hoạch bài bản, vậy dân nghèo lấy đâu ra tiền để xây nên họ buộc phải bán suất TĐC đi nơi khác mua đất, cơi nới xây nhà trái phép. “Như vậy không khác gì chúng ta di dời khu ổ chuột này qua khu ổ chuột khác”, bà Nhung nói.
Theo http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120831/sau-giai-toa-nguoi-dan-bi-bo-roi.aspx
admin- Admin
- Tổng số bài gửi : 1463
Join date : 18/11/2010
Age : 51
Đến từ : Hà nội
Khu TĐC Nam Trung Yên: công viên thành bãi đỗ xe
Không dừng lại ở việc chiếm dụng khuôn viên, lòng đường, một số doanh nghiệp (DN) còn đòi sở hữu cả không gian tĩnh tại khu tái định cư (TĐC) lớn nhất Hà Nội là Nam Trung Yên để trông giữ xe. Nhiều hộ dân và chuyên gia cho rằng việc này còn ẩn chứa điều gì đó mờ ám.
Sau lòng đường là hạ tầng đô thị
Theo quy hoạch chi tiết Khu TĐC Nam Trung Yên, ngoài các khối nhà cao tầng được đánh số A5, A6, A10, A14, B3, B6, B10, B11 thì khu vực trung tâm của các khối nhà này sẽ là một khuôn viên trồng cỏ, xây xanh.
Tuy nhiên, hiện các dãy giáp ranh như B6A và B10A đã được xây dựng xong và người dân đến ở gần 10 năm nay nhưng khu vực được quy hoạch làm khuôn viên cây xanh vẫn chưa có.
Thực tế tại khu vực rộng cả nghìn mét vuông này những ngày vừa qua bị xé nhỏ để làm các điểm trông giữ phương tiện, trạm rửa xe... Ngay ô đất phía trước dãy nhà B10A là điểm trông giữ xe ngày, đêm của Cty CP Thương mại quảng cáo Tân Thành (Cty Tân Thành).
Tại đây, mặt bằng được quy hoạch trồng cây xanh không chỉ là điểm trông giữ xe có mái che mà lòng đường và vỉa hè của các tòa nhà B6A, B10A cũng thường xuyên là nơi đỗ ô tô.
Một số khu vực còn lại của mặt bằng được quy hoạch trồng cây xanh này còn là nơi đỗ của taxi và xe khách... Hầu hết các điểm trông giữ xe đều có chủ quản lý là Cty Tân Thành. Tất cả các điểm trông giữ xe tại đây đều được cắm biển cấp phép của Sở GTVT.
Các hộ dân ở Khu TĐC Nam Trung Yên cho biết, các bãi đỗ xe trên phạm vi khuôn viên cây xanh và lòng đường tại các tòa nhà B6A, B10A đã hoạt động từ lâu.
Cùng với đơn thư có chữ ký của hộ dân gửi Báo Tiền Phong, đại diện các tổ dân phố tại Khu TĐC Nam Trung Yên còn gửi cả biên bản có chữ ký của đại diện 8 tổ trưởng tổ dân phố tại cuộc họp với đại diện đơn vị quản lý cuối tuần qua bày tỏ quan điểm không đồng ý cho DN khác vào tiếp quản, khai thác.
Theo ông Bùi Minh Quốc, tổ trưởng tổ dân phố 45 Khu TĐC Nam Trung Yên, sau khi Cty Tân Thành biến lòng đường, khuôn viên thành bãi đỗ xe, gần đây thêm 2 DN nữa là Cty CP tư vấn Đầu tư xây dựng Hà Thành (Cty Hà Thành) và Cty TNHH Xây dựng - Thương mại dịch vụ Thăng Long tiếp tục lập kế hoạch vào tiếp quản toàn bộ không gian tĩnh tại các tòa nhà để được trông giữ xe; riêng Cty Tân Thành dựa vào giấy phép đã được Sở GTVT cấp đã lập nhiều điểm trông giữ xe tại sân vui chơi một số tòa nhà, như B11A, B11B, B11D và B11C làm điểm trông giữ xe.
"Tuy nhiên, do khu dân cư Nam Trung Yên đã có đơn vị quản lý là Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và Khai thác đô thị - Cty TNHH MTV Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội và việc lập các điểm trông giữ xe này xâm phạm đến phần diện tích sở hữu chung của khu chung cư nên chúng tôi không đồng ý", ông Quốc nhấn mạnh.
Dân than khổ vì "một cổ nhiều tròng"
Theo quy định, khu TĐC thuộc quỹ nhà ở xã hội nằm dưới sự quản lý trực tiếp của TP Hà Nội. Với Khu TĐC Nam Trung Yên, đây là quỹ nhà tái định cư cho các hộ dân phải di dời để phục vụ các dự án trọng điểm của TP Hà Nội.
Vậy nhưng, TP Hà Nội vừa có hàng loạt quyết định giao việc này cho DN khác. Các hộ dân ở Khu TĐC Nam Trung Yên phải di dời về đây để giao mặt bằng cho TP Hà Nội thực hiện các dự án như nút giao thông Kim Liên, đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa, Đường Vành đai 3... Các hộ dân đã di dời về đây sống được 5 năm nay, mọi hoạt động nều nằm dưới sự quản lý của DN thuộc TP Hà Nội là Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và Khai thác đô thị.
Tuy nhiên, thời gian qua các hộ dân ở đây phải tiếp các nhân viên của Cty Tân Thành rồi Cty Hà Thành đến vận động chấp thuận việc xây bãi đỗ xe.
Họ nói rằng, việc trông giữ xe tại đây hiện đã được TP Hà Nội giao cho Cty Hà Thành và Cty TNHH Xây dựng - Thương mại dịch vụ Thăng Long đảm nhiệm, người dân nên chấp thuận và ủng hộ.
Nhằm tránh những hệ lụy khi không gian tĩnh bị giao cho DN tư nhân quản lý, khai thác, cuối tuần qua, 8 tổ trưởng dân phố, đại diện cho hàng nghìn hộ dân tại khu TĐC Nam Trung Yên đã có cuộc họp với đại diện đơn vị quản lý là Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và Khai thác đô thị để kiến nghị với TP không cho DN tư nhân vào tổ chức trông giữ xe.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Bí thư Chi bộ 8 cụm dân cư tại khu TĐC Nam Trung Yên, toàn bộ nội dung cuộc họp đã được lập thành biên bản.
"Theo đó, chúng tôi mong muốn giữ nguyên đơn vị quản lý tại khu Nam Trung Yên là Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và khai thác đô thị, không chấp thuận cho DN tư nhân vào quản lý, khai thác không gian tĩnh tại đây", ông Thanh nhấn mạnh.
Tiền hậu bất nhất
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, ngoài chỉ đạo cấp phép cho Cty Tân Thành được trông giữ xe ở lòng đường, dải phân cách, vừa qua UBND TP Hà Nội còn có văn bản đồng ý cho Cty Hà Thành và Cty TNHH Xây dựng - Thương mại dịch vụ Thăng Long được vào quản lý, khai thác hoạt động trông giữ xe tại khu TĐC Nam Trung Yên.
Cụ thể, vào ngày 25-6 vừa qua, ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký văn bản số 4858 đồng ý cho Cty Hà Thành và Cty TNHH Xây dựng - Thương mại dịch vụ Thăng Long tổ chức trông giữ ô tô tại khu TĐC Nam Trung Yên.
"Giao Sở GTVT hướng dẫn, cấp phép trông giữ phương tiện để liên danh tổ chức trông giữ phương tiện, ô tô tại các vị trí nêu trên bắt đầu từ ngày 1-7", văn bản nêu rõ.
Vậy nhưng, theo các tài liệu mà PV có được, thì năm 2009, trong Quyết định số 6157 UBND TP Hà Nội cũng quy định về nhiệm vụ hoạt động của Cty TNHH MTV Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội.
Theo đó, Cty có nhiệm vụ giúp UBND TP tổ chức tiếp nhận, vận hành và khai thác quỹ nhà ở, quỹ nhà chuyên dùng, quỹ nhà ở xã hội, quỹ nhà ở cho người có thu nhập thấp, quỹ nhà ở công nhân, quỹ nhà ở cho sinh viên, quỹ nhà ở tái định cư phục vụ GPMB và các quỹ nhà khác theo quy định của TP và pháp luật.
Việc TP Hà Nội cho DN vào quản lý, khai thác dịch vụ trông giữ xe tại khu ĐTM Nam Trung Yên là đi ngược lại các quy định về đơn vị quản lý quỹ nhà TĐC đã được ban hành trước
Theo http://www.tienphong.vn/dia-oc/591499/Ai-thau-tom-quan-ly-ha-tang-do-thi-tpp.html
Sau lòng đường là hạ tầng đô thị
Theo quy hoạch chi tiết Khu TĐC Nam Trung Yên, ngoài các khối nhà cao tầng được đánh số A5, A6, A10, A14, B3, B6, B10, B11 thì khu vực trung tâm của các khối nhà này sẽ là một khuôn viên trồng cỏ, xây xanh.
Tuy nhiên, hiện các dãy giáp ranh như B6A và B10A đã được xây dựng xong và người dân đến ở gần 10 năm nay nhưng khu vực được quy hoạch làm khuôn viên cây xanh vẫn chưa có.
Thực tế tại khu vực rộng cả nghìn mét vuông này những ngày vừa qua bị xé nhỏ để làm các điểm trông giữ phương tiện, trạm rửa xe... Ngay ô đất phía trước dãy nhà B10A là điểm trông giữ xe ngày, đêm của Cty CP Thương mại quảng cáo Tân Thành (Cty Tân Thành).
Tại đây, mặt bằng được quy hoạch trồng cây xanh không chỉ là điểm trông giữ xe có mái che mà lòng đường và vỉa hè của các tòa nhà B6A, B10A cũng thường xuyên là nơi đỗ ô tô.
Một số khu vực còn lại của mặt bằng được quy hoạch trồng cây xanh này còn là nơi đỗ của taxi và xe khách... Hầu hết các điểm trông giữ xe đều có chủ quản lý là Cty Tân Thành. Tất cả các điểm trông giữ xe tại đây đều được cắm biển cấp phép của Sở GTVT.
Các hộ dân ở Khu TĐC Nam Trung Yên cho biết, các bãi đỗ xe trên phạm vi khuôn viên cây xanh và lòng đường tại các tòa nhà B6A, B10A đã hoạt động từ lâu.
Cùng với đơn thư có chữ ký của hộ dân gửi Báo Tiền Phong, đại diện các tổ dân phố tại Khu TĐC Nam Trung Yên còn gửi cả biên bản có chữ ký của đại diện 8 tổ trưởng tổ dân phố tại cuộc họp với đại diện đơn vị quản lý cuối tuần qua bày tỏ quan điểm không đồng ý cho DN khác vào tiếp quản, khai thác.
Theo ông Bùi Minh Quốc, tổ trưởng tổ dân phố 45 Khu TĐC Nam Trung Yên, sau khi Cty Tân Thành biến lòng đường, khuôn viên thành bãi đỗ xe, gần đây thêm 2 DN nữa là Cty CP tư vấn Đầu tư xây dựng Hà Thành (Cty Hà Thành) và Cty TNHH Xây dựng - Thương mại dịch vụ Thăng Long tiếp tục lập kế hoạch vào tiếp quản toàn bộ không gian tĩnh tại các tòa nhà để được trông giữ xe; riêng Cty Tân Thành dựa vào giấy phép đã được Sở GTVT cấp đã lập nhiều điểm trông giữ xe tại sân vui chơi một số tòa nhà, như B11A, B11B, B11D và B11C làm điểm trông giữ xe.
"Tuy nhiên, do khu dân cư Nam Trung Yên đã có đơn vị quản lý là Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và Khai thác đô thị - Cty TNHH MTV Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội và việc lập các điểm trông giữ xe này xâm phạm đến phần diện tích sở hữu chung của khu chung cư nên chúng tôi không đồng ý", ông Quốc nhấn mạnh.
Dân than khổ vì "một cổ nhiều tròng"
Theo quy định, khu TĐC thuộc quỹ nhà ở xã hội nằm dưới sự quản lý trực tiếp của TP Hà Nội. Với Khu TĐC Nam Trung Yên, đây là quỹ nhà tái định cư cho các hộ dân phải di dời để phục vụ các dự án trọng điểm của TP Hà Nội.
Vậy nhưng, TP Hà Nội vừa có hàng loạt quyết định giao việc này cho DN khác. Các hộ dân ở Khu TĐC Nam Trung Yên phải di dời về đây để giao mặt bằng cho TP Hà Nội thực hiện các dự án như nút giao thông Kim Liên, đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa, Đường Vành đai 3... Các hộ dân đã di dời về đây sống được 5 năm nay, mọi hoạt động nều nằm dưới sự quản lý của DN thuộc TP Hà Nội là Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và Khai thác đô thị.
Tuy nhiên, thời gian qua các hộ dân ở đây phải tiếp các nhân viên của Cty Tân Thành rồi Cty Hà Thành đến vận động chấp thuận việc xây bãi đỗ xe.
Họ nói rằng, việc trông giữ xe tại đây hiện đã được TP Hà Nội giao cho Cty Hà Thành và Cty TNHH Xây dựng - Thương mại dịch vụ Thăng Long đảm nhiệm, người dân nên chấp thuận và ủng hộ.
Nhằm tránh những hệ lụy khi không gian tĩnh bị giao cho DN tư nhân quản lý, khai thác, cuối tuần qua, 8 tổ trưởng dân phố, đại diện cho hàng nghìn hộ dân tại khu TĐC Nam Trung Yên đã có cuộc họp với đại diện đơn vị quản lý là Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và Khai thác đô thị để kiến nghị với TP không cho DN tư nhân vào tổ chức trông giữ xe.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Bí thư Chi bộ 8 cụm dân cư tại khu TĐC Nam Trung Yên, toàn bộ nội dung cuộc họp đã được lập thành biên bản.
"Theo đó, chúng tôi mong muốn giữ nguyên đơn vị quản lý tại khu Nam Trung Yên là Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và khai thác đô thị, không chấp thuận cho DN tư nhân vào quản lý, khai thác không gian tĩnh tại đây", ông Thanh nhấn mạnh.
Tiền hậu bất nhất
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, ngoài chỉ đạo cấp phép cho Cty Tân Thành được trông giữ xe ở lòng đường, dải phân cách, vừa qua UBND TP Hà Nội còn có văn bản đồng ý cho Cty Hà Thành và Cty TNHH Xây dựng - Thương mại dịch vụ Thăng Long được vào quản lý, khai thác hoạt động trông giữ xe tại khu TĐC Nam Trung Yên.
Cụ thể, vào ngày 25-6 vừa qua, ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký văn bản số 4858 đồng ý cho Cty Hà Thành và Cty TNHH Xây dựng - Thương mại dịch vụ Thăng Long tổ chức trông giữ ô tô tại khu TĐC Nam Trung Yên.
"Giao Sở GTVT hướng dẫn, cấp phép trông giữ phương tiện để liên danh tổ chức trông giữ phương tiện, ô tô tại các vị trí nêu trên bắt đầu từ ngày 1-7", văn bản nêu rõ.
Vậy nhưng, theo các tài liệu mà PV có được, thì năm 2009, trong Quyết định số 6157 UBND TP Hà Nội cũng quy định về nhiệm vụ hoạt động của Cty TNHH MTV Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội.
Theo đó, Cty có nhiệm vụ giúp UBND TP tổ chức tiếp nhận, vận hành và khai thác quỹ nhà ở, quỹ nhà chuyên dùng, quỹ nhà ở xã hội, quỹ nhà ở cho người có thu nhập thấp, quỹ nhà ở công nhân, quỹ nhà ở cho sinh viên, quỹ nhà ở tái định cư phục vụ GPMB và các quỹ nhà khác theo quy định của TP và pháp luật.
Việc TP Hà Nội cho DN vào quản lý, khai thác dịch vụ trông giữ xe tại khu ĐTM Nam Trung Yên là đi ngược lại các quy định về đơn vị quản lý quỹ nhà TĐC đã được ban hành trước
Theo http://www.tienphong.vn/dia-oc/591499/Ai-thau-tom-quan-ly-ha-tang-do-thi-tpp.html
admin- Admin
- Tổng số bài gửi : 1463
Join date : 18/11/2010
Age : 51
Đến từ : Hà nội
Similar topics
» Hà Nội: tự lo chỗ ở khi đủ điều kiện tái định cư thì được hỗ trợ thêm tiền
» Đi ăn chả cá lăng “đúng điệu” Hà Nội
» Lẩu dê ngon đúng điệu nổi tiếng Sài Gòn
» Điều kiện mua nhà ở xã hội sẽ được mở rộng
» những điều cần biết để sấy tóc đúng cách
» Đi ăn chả cá lăng “đúng điệu” Hà Nội
» Lẩu dê ngon đúng điệu nổi tiếng Sài Gòn
» Điều kiện mua nhà ở xã hội sẽ được mở rộng
» những điều cần biết để sấy tóc đúng cách
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Mon Oct 21, 2024 10:12 am by vattugiare
» Bán Căn Hộ Mặt Tiền đại lộ Nguyễn Hữu Thọ, Phước Kiển, Nhà Bè, Tp. HCM
Wed Oct 09, 2024 5:28 pm by phuocsuu01
» Bán Gấp Biệt Thự Đơn Lập dự án GS Metro City Zeitgeist Nhà bè
Wed Oct 09, 2024 5:11 pm by phuocsuu01
» Bán Biệt Thự Song Lập - Đại Đô Thị ZEITGEIST - Phân Khu 1.1 ZEIT RIVER COUNTRY
Wed Oct 09, 2024 4:40 pm by phuocsuu01
» Bán gấp căn hộ Celesta Rise giá đợt 1
Tue Oct 08, 2024 5:27 pm by phuocsuu01
» Bán Căn Hộ Celesta Rise - Keppel Land - Nhà Bè
Tue Oct 08, 2024 5:21 pm by phuocsuu01
» Bán Căn Hộ Celesta Rise - Keppel Land - Nhà Bè
Tue Oct 08, 2024 5:12 pm by phuocsuu01
» Bán gấp căn hộ Celesta Rise giá đợt 1
Tue Oct 08, 2024 5:05 pm by phuocsuu01
» BÁN GẤP Căn hộ Celesta Rise
Thu Oct 03, 2024 9:19 am by phuocsuu01
» Bán Biệt thự 6x33m Khu Kiều Đàm, giá 22,5 tỷ LH 0909477288
Tue Sep 24, 2024 11:17 am by phuocsuu01
» Bán Biệt thự 6x33m Khu Kiều Đàm, giá 22,5 tỷ LH 0909477288
Tue Sep 24, 2024 11:15 am by phuocsuu01
» Bán Biệt thự 6x33m Khu Kiều Đàm, giá 22,5 tỷ LH 0909477288
Tue Sep 24, 2024 9:21 am by phuocsuu01
» SIÊU HOT CĂN HỘ SUNRISE RIVERSIDE NHÀ BÈ GIÁ RẺ NHẤT
Wed Aug 07, 2024 10:47 pm by phuocsuu01
» Bán nhanh Căn hộ Sunrise Riverside Nhà Bè giá siêu hời
Wed Aug 07, 2024 10:40 pm by phuocsuu01
» ???? CƠ HỘI SỞ HỮU CĂN HỘ SUNRISE RIVERSIDE GIÁ TỐT NHẤT ????
Tue Jul 30, 2024 4:15 pm by phuocsuu01
» ???? KHÁM PHÁ CƠ HỘI ĐẦU TƯ VÀNG CÙNG NOVALAND VÀ SUNRISE RIVERSIDE ????
Tue Jul 30, 2024 4:13 pm by phuocsuu01
» ✅ĐẤT NỀN BIỆT THỰ KDC THÁI SƠN✅
Tue Jul 30, 2024 3:55 pm by phuocsuu01
» Sunrise Riverside
Tue Jul 30, 2024 3:27 pm by phuocsuu01
» Chủ Đầu Tư Novaland Và Dự Án Sunrise Riverside Bán: 3.2 tỷ
Tue Jul 30, 2024 2:53 pm by phuocsuu01
» Bán cặp nền liền kề vị trí đẹp mặt tiền đường số 1 T&T Long Hậu
Tue Jul 30, 2024 2:48 pm by phuocsuu01
» ????Bán cặp nền liền kề vị trí đẹp mặt tiền đường số 1 T&T Long Hậu.
Tue Jul 30, 2024 2:41 pm by phuocsuu01
» Căn hộ cao cấp Sunrise Riverside View Sông tuyệt đẹp - chủ đầu tư Novaland bán g
Mon Jul 29, 2024 2:18 pm by phuocsuu01
» Sở hữu căn hộ Sunrise Riverside, kdc sầm uất bậc nhất Nam Saigon chỉ với 2.2 tỷ
Mon Jul 29, 2024 2:10 pm by phuocsuu01
» ????Nhận booking chiết khấu ngay 30 triệu cho khách hàng. ( LA Home Long An )
Sat Jul 27, 2024 5:50 pm by phuocsuu01
» ????Nhận ngay ưu đãi lên đến 30 triệu khi booking ( Dự án LA Home Long An )
Sat Jul 27, 2024 5:46 pm by phuocsuu01
» BÁN GẤP CĂN HỘ CHUNG CƯ CAO CẤP - SUNRISE RIVERSIDE
Sat Jul 27, 2024 10:31 am by phuocsuu01
» NHANH TAY SỞ HỮU CĂN HỘ CAO CẤP SUNRISE RIVERSIDE VỚI MỨC GIÁ HẤP DẪN
Sat Jul 27, 2024 9:58 am by phuocsuu01
» ❤️????❤️????❤️????Sở hữu ngay căn hộ 3PN 2WC diện tích 83m2 Giá bán 3.2 tỷ
Fri Jul 26, 2024 9:52 pm by phuocsuu01
» ????????????Cần bán nhanh căn hộ Sunrise Riverside 3PN 2WC
Fri Jul 26, 2024 9:50 pm by phuocsuu01
» ????Dự án căn hộ Sunrise Riverside
Fri Jul 26, 2024 9:18 pm by phuocsuu01
» ????️Dự án chung cư Sunrise Riverside
Fri Jul 26, 2024 9:14 pm by phuocsuu01
» Một dự án mà bạn chắc chắn không thể bỏ lỡ
Fri Jul 26, 2024 9:11 pm by phuocsuu01
» Khu dân cư Sunrise Riverside – liền kề khu đô thị Phú Mỹ Hưng
Fri Jul 26, 2024 9:09 pm by phuocsuu01
» Nhanh tay để sở hữu dự án nhà đất hót nhất hiện nay với giá không tưởng
Fri Jul 26, 2024 9:06 pm by phuocsuu01
» Hót hòn họt với dự án Sunrise Riverside - hãy đầu tư ngay
Fri Jul 26, 2024 9:04 pm by phuocsuu01
» Cần Bán Căn Hộ Sunrise Riverside
Fri Jul 26, 2024 5:04 pm by phuocsuu01
» CẦN BÁN CĂN HỘ SUNRISE RIVERSIDE PHƯỚC KIỂN NHÀ BÈ
Fri Jul 26, 2024 4:33 pm by phuocsuu01
» Bán căn hộ chung cư Sunrise Riverside Nhà Bè GIÁ HOT
Fri Jul 26, 2024 4:20 pm by phuocsuu01
» BÁN GẤP CĂN HỘ 2 PHÒNG NGỦ SUNRISE RIVERSIDE ĐẸP NHẤT SÀI GÒN
Fri Jul 26, 2024 3:30 pm by phuocsuu01
» Căn Hộ Sunrise Riverside - Nơi An Cư Lý Tưởng Với Đầy Đủ Tiện Ích! ????
Fri Jul 26, 2024 2:23 pm by phuocsuu01
» Sống đẳng cấp tại Sunrise Riverside
Fri Jul 26, 2024 2:21 pm by phuocsuu01
» ???????? DỰ ÁN SUNRISE RIVERSIDE - KHU ĐÔ THỊ ĐẲNG CẤP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ????????
Fri Jul 26, 2024 11:01 am by phuocsuu01
» ???????? DỰ ÁN SUNRISE RIVERSIDE - NƠI SỐNG LÝ TƯỞNG GIỮA LÒNG SÀI GÒN ????????
Fri Jul 26, 2024 10:59 am by phuocsuu01
» “Sunrise Riverside - Cơ Hội Đầu Tư”
Fri Jul 26, 2024 10:43 am by phuocsuu01
» “Chủ Đầu Tư Novaland Và Dự Án Sunrise Riverside”
Fri Jul 26, 2024 10:39 am by phuocsuu01
» Bán Gấp dự án nhà mới ở dự án Sunrise Riverside - DIỆN TÍCH 83.15M², ĐẦY ĐỦ NỘI
Thu Jul 25, 2024 8:04 pm by phuocsuu01
» Bán Gấp dự án nhà mới ở dự án Sunrise Riverside - Giá Tốt
Thu Jul 25, 2024 8:01 pm by phuocsuu01
» CĂN HỘ CAO CẤP SUNRISE RIVERSIDE - LK PHÚ MỸ HƯNG QUẬN 7
Thu Jul 25, 2024 6:22 pm by phuocsuu01
» DỤ ÁN ĐẲNG CẤP - CĂN HỘ CAO CẤP SUNRISE RIVERSIDE
Thu Jul 25, 2024 6:03 pm by phuocsuu01
» ????️Booking ngay để nhận ưu đãi lên đến 30 triệu ( Dự án LA Home Long An )
Thu Jul 25, 2024 5:15 pm by phuocsuu01